GOOGLE CHROME "HÁU ĂN" RAM ĐẾN THẾ NÀO

Người dùng Google Chrome từ lâu đã quen với tình rạng "ngốn" RAM và tài nguyên hệ thống. Điều này quả thực là một phiền toái lớn khi sử dụng trình duyệt có thị phần lớn nhất thị trường hiện nay. Mặc dù vậy tốc độ, hiệu suất và kho extension đồ sộ là những lý do đã níu kéo người dùng tiếp tục sử dụng Chrome.

ram



Có thể hiểu một cách đơn giản về việc Chrome ngốn RAM là mỗi ứng dụng máy tính khi chạy sẽ được cấp một lượng RAM nhất định để lưu trữ dữ liệu tạm thời, thông tin, khi xử lý CPU sẽ cần đến chúng và lấy chúng ra từ bộ RAM. Đối với Google Chrome thì cũng xử lý theo cách tương tự nhưng có điểm khác biệt đó là: thay vì hệ thống dành cho Google Chrome một lượng RAM nhất định để sử dụng cho toàn bộ ứng dụng thì đằng này Chrome lại “đanh đá” yêu cầu hệ thống cung cấp tài nguyên cho từng tab riêng lẻ, đó là nguyên nhân tại sao khi bạn mở Task Manager lên và sẽ thấy được nhiều tab Google Chrome riêng lẻ trong khi bạn chỉ mở 1 cửa sổ Chrome.

Ngoài ra Chrome cũng còn chia nhỏ các plugin, extension (tiện ích mở rộng) ra để xử lý riêng nên khi có bất kỳ plugin nào bị lỗi (ví dụ như Flash) thì nó cũng không ảnh hưởng đến các tab khác mà chỉ ảnh hưởng tại chính cái tab bị lỗi.

Chưa kể Chrome còn có một tính năng đó là “tải trước” cũng là một trong những nguyên nhân khiến Chrome tiêu tốn nhiều tài nguyên của máy hay nếu bạn là một người sử dụng nhiều tiện ích mở rộng (extension) cũng có thể khiến Chrome ngốn nhiều ram hơn.

Như vậy, tóm lại là nếu bạn mở càng nhiều trang web, sử dụng nhiều plugin cũng như extension thì sẽ khiến RAM của máy bạn bị chiếm dụng nhiều hơn. Nhưng lý do mà Chrome lại ngốn RAM như vậy cũng chỉ là muốn mang lại những trải nhiệm duyệt web tốc độ nhanh, mượt và hiệu quả thôi. Cộng với xu hướng của nhiều người dùng hiện nay là muốn mở nhiều tab cùng lúc và muốn cùng lúc duyệt mượt mà tất cả các trang web thì đương nhiên sẽ phải chịu một cái giá là lượng RAM bị tiêu tốn.


Các tin khác