MỘT SỐ LƯU Ý KHI THI CÔNG CÁP MẠNG (Update 2020)

Đầu tư khoản tiền lớn cho hệ thống mạng nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn, kém an toàn khi sự cố xảy ra… Vậy cần lưu ý gì để có thể thi công một hệ thống mạng an toàn, vận hành được hết hiệu suất và chi phí hợp lý? Bài viết sau đây sẽ là một vài lưu ý nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong việc thi công hệ thống mạng một cách hiệu quả.

1. Nên lập kế hoạch cho việc thi công:

Trong việc thi công dây mạng, chi phí nhân công và chi phí cáp mạng là 2 loại phí chiếm tỷ lệ khá cao. Vì thế để sử dụng tốt kinh phí mà vẫn có được đường truyền hiệu suất cao, có thể đáp ứng được nhu cầu trong hiện tại và một vài năm về sau là một bài toán không đơn giản cho bất cứ người thi công nào.

Có thể bạn sẽ không cần dùng đến loại cáp tốt nhất, cho đường truyền xa nhất trên thị trường hiện nay như Cat7, Cat6A vì không phải đơn vị nào cũng sử dụng hết hiệu suất của các loại cáp đó mà giá thành lại khá cao. Nhưng nếu chọn loại cáp mạng không đáp ứng được nhu cầu có thể bạn phải tốn thêm 1 lần chi phí nữa cho việc thi công lại hoặc khắc phục sai lầm đó.

Vì thế bạn cần xác định rõ nhu cầu của bạn là gì, tốc độ truyền dẫn ra sao, khoảng cách bao xa và đặc tính môi trường lắp đặt như thế nào. Việc trả lời những câu hỏi trên đã phần nào giúp bạn hoạch định được kế hoạch cho việc lắp đặt hệ thống mạng của mình.

Tham khảo cáp mạng Golden Link Platinum, sản phẩm chất lượng cao, Made in Taiwan, giá thành hợp lý.

cap-mang-golden-link

Cáp mạng Golden Link

2. Hạn chế việc đi dây cùng đường điện, đi dây vào vùng nhiễu:

Đi dây mạng cùng đường điện 3 pha, đi qua các thiết bị phát ra từ trường lớn, tạo ra nhiễu điện từ… có thể gây gián đoạn hoặc sai lệch tín hiệu trên đường truyền, ảnh hưởng hiệu suất toàn hệ thống mạng. Vì thế nên hạn chế việc đi dây qua các vùng này. Tuy nhiên, một giải pháp khác khi bạn bắt buộc phải đi dây mạng qua các vùng nhiễu như thế là sử dụng cáp mạng chống nhiễu, các lớp chống nhiễu sẽ cản trở sự xâm nhập của sóng điện từ và lõi cáp, mang lại đường truyền ổn định và thông suốt. Đồng thời đây cũng là giải pháp tối ưu cho việc đi dây mạng âm tường

Tham khảo cáp mạng chống nhiễu Golden Link SFTP F/UTP

3. Cân nhắc khoảng cách truyền dẫn để chọn loại cáp phù hợp:

Bạn cần biết đến giới hạn khoảng cách của từng loại cáp để có thể lựa chọn đúng chuẩn dây phù hợp với nhu cầu của mình. Điển hình như cáp UTP có thể truyền dẫn tốc độ lên đến 1Gbps và khoảng cách giới hạn là 100m. Tuy nhiên nếu bạn cần đi dây với mục đích khác, như 10Gbps hay 40Gbps, thì bạn cần phải cân nhắc kỹ về giới hạn truyền dẫn của loại cáp định sử dùng. Ví dụ, nếu bạn dự định chạy tốc độ 10Gbps cho khoảng cách 100m với cáp xoắn đôi (cáp mạng) thì loại cáp bạn nên dùng là Cat6A hoặc tốt hơn thế.

Tham khảo cáp mạng Golden Link UTP khoảng cách truyền dẫn 160m.

4.     Chọn dùng các chuẩn cáp có chất lượng vỏ tốt, có khả năng chống cháy hoặc chậm cháy:

Chọn dùng cáp mạng có vỏ nhựa PVC chậm cháy hoặc PVC nguyên chất, an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường. Bản thân PVC không chứa độc tố nhưng các chất phụ gia sẽ khiến PVC trở nên vô cùng độc hại khi bị đốt cháy hoặc tiếp xúc nhiều. Nhựa PVC tái chế hoặc chứa phụ gia khi cháy sẽ tạo ra hơi độc gây ngạt, vô cùng nguy hiểm. Vì thế hãy chọn dùng những sản phẩm an toàn và bảo trì hệ thống mạng định kỳ tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

5. Bấm mạng cần tuân thủ các tiêu chuẩn:

Công đoạn bấm mạng là 1 trong những công đoạn cuối cùng của việc thi công hệ thống, tuy nhiên nếu có sai sót hoặc bấm sai kỹ thuật, điều này dẫn đến hệ thống mạng không hoạt động được hoặc hoạt động không đúng hiệu suất mong muốn. Các chuẩn cáp mạng hiện nay thường có 2 cách bấm chuẩn A và B, phục vụ cho từng mục đích cụ thể.

Chuẩn A: Chân 1 - Trắng Lá; Chân 2 – Lá; Chân 3 - Trắng Cam; Chân 4 – Dương; Chân 5 - Trắng Dương; Chân 6 – Cam; Chân 7 - Trắng Nâu; Chân 8 - Nâu 

Chuẩn B: Chân 1 - Trắng Cam; Chân 2 – Cam; Chân 3 - Trắng Lá; Chân 4 – Dương; Chân 5 - Trắng Dương; Chân 6 – Lá; Chân 7 - Trắng Nâu; Chân 8 – Nâu

Nếu bạn bấm cả 2 đầu cùng 1 chuẩn (A - A hoặc B - B ) thì gọi là bấm thẳng, dùng để nối từ máy đến Hub/Switch. Còn nếu bạn dùng 1 đầu chuẩn A và 1 đầu chuẩn B thì gọi là bấm chéo, dùng để nối 2 máy tính lại với nhau mà không dùng Hub/Switch.

Vậy khi nào bấm cáp chéo và khi nào bấm cáp thẳng? Các bạn chỉ cần nhớ 2 nguyên tắc sau:

Bấm chéo thường dùng cho 2 thiết bị đồng đẳng như switch-switch, hub-hub...

Ngược lại, hai thiết bị khác đẳng như switch-PC,Hub-PC,...thì bấm thẳng. 


===> Hy vọng các lưu ý nhỏ trên đây sẽ hữu ích trong việc thi công hệ thống mạng của bạn. 


Các tin khác